PHƯƠNG PHÁP SƠ CHẾ KHÔ CỦA CÀ PHÊ ARABICA A LƯỚI, HUẾ
Trong các phương pháp sơ chế cà phê thì sơ chế khô (dry process) là phương pháp lâu đời nhất và cũng là tự nhiên nhất. Sơ chế khô giúp cà phê có hương vị phức tạp hơn các loại sơ chế khác và quá trình kiểm soát lên men tự nhiên cũng khó khăn hơn nhiều. Từ trước đến nay phương pháp sơ chế khô thường là phương pháp đơn giản nhất. Cà phê trái được hái và phơi khô nguyên trái cùng với hạt cà phê thóc ở bên trong.
Tùy vào thời tiết mà mẻ cà sơ chế khô có thể ngon hoặc dở. Vào những này có nắng tốt thì sơ chế khô dễ thực hiện. Trái cà phê phơi dưới nhiệt độ cao của mặt trời sẽ khô tóp lại như người ta phơi chuối, mít hay nho. Quá trình lên men của trái cà phê sẽ chậm lại và ngừng khi trái cà phê đủ khô.
Nhưng ngược lại, vào những ngày trời không nắng, nhiều mây và độ ẩm cao thì quá trình phơi khô nguyên trái cà phê sẽ kéo dài dẫn đến quá trình lên men quá kết quả là những hương vị không mong muốn xuất hiện trong tách cà phê. Và tệ hơn, khi cà phê không kịp khô thì cà phê sẽ bị mốc nặng dẫn đến các chất độc hại của nấm mốc tồn tại trong hạt cà phê. Nếu quá trình làm khô cà phê diễn ra thuận lợi thì ly cà phê sẽ có thêm nhiều hương trái cây và vị ngọt cao.
Ngày nay khi người ta nghiên cứu sâu hơn về quá trình sơ chế cà phê thì quá trình sơ chế khô là một cách được khá nhiều người áp dụng để cho ra ly cà phê đầy hương và đậm đà.
Dù thời tiết ở Huế không nắng rực rỡ nhưng Greenfields Coffee vẫn có mẻ cà phê Arabica Catimor A Lưới sơ chế khô, khu vực sơ chế mang đầy hương thơm cà phê.